Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Linh Phương
1 tháng 11 2016 lúc 13:44

Nhắc đến kho tàng văn học trung đại Việt Nam ta nghĩ ngay đến nhà hiền triết Trần Nhân Tông. Ông là một vị vua tài trí lỗi lạc đã cùng quân dân nhà Trần đánh tan quân Mông - Nguyên xâm lược. Không những thế, Trần Nhân Tông là thi sĩ có tâm hồn thanh cao, luôn gắn bó máu thịt với quê hương, thôn dã. Đọc thơ ông, ta không thể nào quên áng thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, một bài thơ nặng tình quê hương thắm thiết:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Cảnh buổi chiều của phủ Thiên Trường là cảnh của một vùng quê trầm lặng, yên bình. Thôn xóm đang chìm dần vào làn sương mờ bảng lảng. Đây là lúc ánh hoàng hôn sắp tắt, khoảnh khắc giao thời giữa ngày và đêm ở chốn thôn quê, cảnh vật mờ ảo, chập chờn rất nên thơ, nó gợi lên bao cảm xúc trong lòng người, nhất là những tâm hồn mang nặng tình quê thắm thiết. Vì yêu quê hương tha thiết nên nhà thơ cảm nhận được cái đẹp và cái đáng yêu của một làng quê mộc mạc. Trong mắt thi nhân, cảnh vật thật đẹp và thân thương, gần gũi. Tuy nó là một bức tranh vùng quê thôn dã, rất giản dị như bao vùng quê khác nhưng nhà thơ cảm thấy cảnh vật ở đấy thật thơ mộng, thật đẹp, cái đẹp trầm lặng mà không chút đìu hiu. Nhà vua - nhà thơ - nhà hiền triết ấy đã dấy lên một niềm cảm xúc dạt dào, cảm xúc từ lòng yêu quê hương sâu nặng.
Có yêu quê hương nhà thơ mới thấy được cái đẹp của đồng quê, nhà thơ mới có được những giây phút buồn man mác khi thấy quê hương trống vắng một cái gì đó thân thương, gần gũi, dù hình ảnh ấy thật mộc mạc:

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Nhà vua - nhà thi sỹ thích nghe tiếng sáo vi vút, ngọt ngào của quê hương, thích nhìn những chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo. Phải chăng tiếng sáo của đám mục đồng đã giúp nhà vua thư thái sau bao nhiêu nỗi lo toan việc nước, việc quân? Hay tiếng sáo ấy đã đưa nhà vua trở lại cái thời đáng yêu, đáng nhớ của mình. Có lẽ rằng tình yêu quê hương, tình yêu đồng nội đã làm cho nhà vua thích lắng nghe tiếng sáo của các em chăn trâu đi dọc đường làng. Thích nhìn cái cò đáp cánh trên đồng ruộng. Tình yêu ấy đã làm cho vua và quân dân thêm khăng khít. Bởi thế, phủ Thiên Trường của vua và làng mạc nông dân không có những đường hào ngăn cách ngặt nghèo, không có "bệ rồng" lộng lẫy, không có thành quách cao dày hay cung điện nguy nga. Phủ Thiên Trường của vua không cách biệt với cuộc sống của người nông dân. Phải chăng Trần Nhân Tông là một vị vua thấm đẫm tình người. Một con người có địa vị tối cao nhưng gắn bó với quê hương, gắn bó với hương đồng cỏ nội, thật đáng trân trọng.

Bình luận (0)
Phan Ngọc Cẩm Tú
1 tháng 11 2016 lúc 8:18

Nhắc tới Trần Nhân Tông, người ta nghĩ ngay tới người anh hùng cứu nước, vị vua tài trí lỗi lạc đã cùng quân dân nhà Trần đánh bại quân xâm lược Mông Cổ, làm nên một thời đại anh hùng trong lịch sử dân tộc - thời đại Đông A. Nhắc đến Trần Nhân Tông, người ta cũng nghĩ ngay tới vị tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, nhà hiền triết của Đạo Phật. Trần Nhân Tông không chỉ là người - anh hùng cứu nước, vị vua sáng, nhà hiền triết, Trần Nhân Tông còn là một thi sĩ có tâm hồn thanh cao, phóng thoáng và một cái nhìn tinh tế, tao nhã.

 

Trần Nhân Tông đã từng nổi tiếng với những câu thơ rất đỗi hào hùng:

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng.

(Tức sự)

Và nhà vua còn làm người đời ngạc nhiên hơn bởi một hồn thơ mang nặng tình quê thắm thiết. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên trường vãn vọng) là một hồn thơ như thế.

Từ Thăng Long về thăm quê cũ Thiên Trường (Nam Định ngày nay), từ trên cung điện ở phủ Thiên Trường, nhà vua phóng tầm mắt ra xa. Một cảnh tượng mở ra trước mắt ông xiết bao trìu mến:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh của một vùng quê trầm lặng, yên bình (Cái yên bình của một cuộc sống thái bình). Trời đã về lúc chiều tối, thôn xóm chìm dần vào làn khói sương lãng đãng, mờ ảo. Có lẽ, đó là vào dịp thu đông. Có bóng chiều, sắc chiều đấy nhưng chỉ man mác, chập chờn, nửa như có, nửa như không.

Cái thời điểm giao thời giữa ngày và đêm ở chốn thôn quê gợi lên bao cảm xúc trong lòng người. Nó bâng khuâng, xao xuyến thật khó tả:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không.

Và vì thế, cuộc sống càng trở nên thân thương. Chỉ một hình ảnh rất bình thường: những đứa trẻ đang dắt trâu về làng, vừa đi, vừa thổi sáo, cũng khiến nhà vua chú ý và đưa vào trong thơ:

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết.

Phải chăng tiếng sáo của bọn trẻ đã đưa nhà vua trở lại cái thời thơ ấu ngây thơ, thoả sức vui đùa? Hay tiếng sáo hồn nhiên, trong trẻo quá khiến lòng ông thư thái lại sau bao nhiêu lo toan trăn trở việc triều chính? Trong lòng vị hoàng đế mang một niềm vui tràn ngập, nó cũng bình dị và trong trẻo như chính cuộc sống nơi đây.

Tâm trạng ấy khiến ông thấy cảnh vật càng nên thơ:

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Trên nền xanh của đồng nội, trong cái mờ ảo của khói sương, điểm xuyết vài cánh cò trắng đang là là hạ xuống. Chao ôi, cánh đồng quê sao mà đẹp thế!

Hai câu thơ cuối với bút pháp miêu tả bằng những nét chấm phá, đã vẽ ra trước mắt người đọc cả một vùng quê yên bình và thơ mộng. Con người và cuộc sống ở đây bình dị quá, hồn hậu quá! Bức tranh cảnh vật với những nét chấm phá tài hoa của thi nhân trở nên thật có hồn: có âm thanh ngọt ngào, sâu lắng; có sắc màu tao nhã, sáng trong, có hoạt động nhẹ nhàng êm ả... Một bức tranh thôn dã được cảm nhận bằng một tâm hồn thi nhân tinh tế và nhạy cảm; hơn nữa, bằng tâm hồn của một con người thiết tha yêu làng quê, yêu cuộc sống.

Ít ai có thể nghĩ được rằng, một vị vua ở tận nơi lầu son gác tía, lại gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã như vậy. Vì thế, càng đọc kĩ bài thơ, ta càng hiểu được cái tình quê, tình người lai láng đậm đà trong tâm hồn một bậc vĩ nhân, càng thêm quý trọng và mến phục ông.

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, thật xứng đáng là một áng thơ hay, tiêu biểu cho bản sắc và tâm hồn Việt Nam.

Bình luận (0)
Phan Ngọc Cẩm Tú
1 tháng 11 2016 lúc 8:19
Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần Khâm, con đầu của vua Trần Thánh Tông. Sau khi lên ngôi, ông tỏ ra là một vị vua nổi tiếng khoan hòa, nhân ái và yêu nước. Ông đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi vẻ vang (1285, 1288). Vốn theo đạo Phật và là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm theo hướng Việt Nam hóa đạo Phật, cuối đời, vào năm 1298, ông đi tu và trụ trì ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay). Vua Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của đời Trần. 

Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ta được ông sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là cung Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các vua thường có thơ lưu lại, nay còn giữ được vài bài, trong đó có bài này. Ngày tháng sáng tác không thấy ghi cụ thể nhưng chắc chắn bài thơ ra đời sau chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ ba không lâu, vào giai đoạn cuộc sống yên lành của nhân dân đang được khôi phục lại (nghĩa là vào khoảng những năm 90 của thế kỉ XIII).

Phiên âm chữ Hán: Thiên Trường vãn vọng
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền. Dịch nghĩa: Buổi chiều ở phủ Thiên Trường trông ra
Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ,
Cảnh vật bóng chiều chập chờn nửa như có nửa như không.
Mục đồng lùa trâu về nhà tiếng sáo véo von
Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng. Dịch thơ: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
(Ngô Tất Tố dịch) Bài thơ tả cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường. Đây là khung cảnh một vùng quê tĩnh lặng như muôn vàn cảnh quê khác lúc chiều buông. Chỉ đếm được vài đường nét: mấy mái nhà tranh thấp thoáng trong làn sương mờ mờ như khói; dăm trẻ mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo, dẫn trâu về chuồng; vài đôi cò trắng chao nghiêng cánh chấp chới liệng xuống đồng… Hai câu thơ đầu: Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
(Trước xóm, sau thôn tựa khói lồng,
Bóng chiều man mác có dường không). Đây là cảnh hoàng hôn, sự vật trước xóm, sau thôn chìm dần vào màn sương đang từ từ buông xuống, hòa lẫn với những làn khói tỏa ra từ mái bếp. Trong bóng chiều man mác, mọi vật thấp thoáng ẩn hiện, dường như có, dường như không. Bức tranh quê với những sắc màu quen thuộc của ánh tà dương vàng còn rớt lại trên ngọn tre, của sương tím, cò trắng, lúa xanh… chỗ đậm, chỗ nhạt cùng tiếng sáo véo von gợi cảm giác về một cuộc sống thanh bình đã trở lại sau bao năm binh lửa. Hình ảnh trong bài thơ không có gì đặc biệt, rất giản dị, bình thường nhưng lại gây xúc động lạ lùng. Tại sao như vậy? Bởi dân ta đã phải đổ xương máu, phải chịu bao đau thương, tang tóc mới giành lại được cuộc sống yên ấm từ tay lũ giặc dữ xâm lược. Hai câu thơ cuối: Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng). 

Nhà thơ đã lựa chọn được hai hình ảnh tiêu biểu cho cảnh đồng quê lúc chiều về : trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trầu về chuồng và cò trắng từng đôi sà xuống cánh đồng đã vắng bóng người.

Lời thơ không đơn thuần là kể và tả mà nó còn biểu hiện một xúc cảm kì lạ và một niềm vui đang xốn xang, rạo rực trong lòng nhà thơ. Ngắm đàn trâu no căng đang chậm rãi nối đuôi nhau về làng, trên lưng vắt vẻo mấy chú mục đồng ung dung thổi sáo; phóng tầm mắt ra xa (vọng), thấy trên thảm lúa xanh, dăm ba cánh cò trắng muốt đang chao liệng, thử hỏi lòng nào không xao xuyến, bâng khuâng, không dạt dào yêu mến?!

 Cảnh tượng buổi chiều ở nông thôn được tác giả phác họa rất đơn sơ nhưng vẫn đậm đà sắc quê, hồn quê. Điều đó chứng tỏ tác giả là vị vua xuất thân từ nông dân, đã cùng lăn lộn, cùng vào sinh ra tử với dân để đánh đuổi ngoại xâm, giành lại cho đất nước cảnh sống thanh bình. Dù có địa vị tối cao nhưng tâm hồn nhà vua – thi sĩ vẫn gắn bó máu thịt với quê hương và dân chúng. Bài thơ tuy ngắn nhưng nó xứng đáng là thơ của mọi thời bởi cho dù mấy trăm năm đã trôi qua mà sức mạnh rung cảm và chinh phục lòng người của nó vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu.
Bình luận (0)
Trà cute
Xem chi tiết
Ngânn
Xem chi tiết
Toán học is my best:))
19 tháng 11 2019 lúc 20:54

Tác giải bài thơ Thiên trường vãn vọng là một vị vua. Việc một vị vua làm thơ về làng quê cho em những suy nghĩ gì?

TL:

-ta thấy được cái tình quê, tình người lai láng đậm đà trong tâm hồn một bậc vĩ nhân, càng thêm quý trọng và mến phục ông.

-Không còn thấy bức tường xa cách giữa vua và nhân dân nữa mà thay vào đó là 1 tình yêu nhân dân , gần gũi với nhân dân hơn các triều đại khác.



 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phan Tiến Nghĩa
20 tháng 11 2019 lúc 14:47

Nhắc tới Trần Nhân Tông, người ta nghĩ ngay tới người anh hùng cứu nước, vị vua tài trí lỗi lạc đã cùng quân dân nhà Trần đánh bại quân xâm lược Mông Cổ, làm nên một thời đại anh hùng trong lịch sử dân tộc - thời đại Đông A. Nhắc đến Trần Nhân Tông, người ta cũng nghĩ ngay tới vị tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, nhà hiền triết của Đạo Phật. Trần Nhân Tông không chỉ là người - anh hùng cứu nước, vị vua sáng, nhà hiền triết, Trần Nhân Tông còn là một thi sĩ có tâm hồn thanh cao, phóng thoáng và một cái nhìn tinh tế, tao nhã.

Trần Nhân Tông đã từng nổi tiếng với những câu thơ rất đỗi hào hùng:

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng.

(Tức sự)

Và nhà vua còn làm người đời ngạc nhiên hơn bởi một hồn thơ mang nặng tình quê thắm thiết. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên trường vãn vọng) là một hồn thơ như thế.

Từ Thăng Long về thăm quê cũ Thiên Trường (Nam Định ngày nay), từ trên cung điện ở phủ Thiên Trường, nhà vua phóng tầm mắt ra xa. Một cảnh tượng mở ra trước mắt ông xiết bao trìu mến:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh của một vùng quê trầm lặng, yên bình (Cái yên bình của một cuộc sống thái bình). Trời đã về lúc chiều tối, thôn xóm chìm dần vào làn khói sương lãng đãng, mờ ảo. Có lẽ, đó là vào dịp thu đông. Có bóng chiều, sắc chiều đấy nhưng chỉ man mác, chập chờn, nửa như có, nửa như không.

Cái thời điểm giao thời giữa ngày và đêm ở chốn thôn quê gợi lên bao cảm xúc trong lòng người. Nó bâng khuâng, xao xuyến thật khó tả:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không.

Và vì thế, cuộc sống càng trở nên thân thương. Chỉ một hình ảnh rất bình thường: những đứa trẻ đang dắt trâu về làng, vừa đi, vừa thổi sáo, cũng khiến nhà vua chú ý và đưa vào trong thơ:

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết.

Phải chăng tiếng sáo của bọn trẻ đã đưa nhà vua trở lại cái thời thơ ấu ngây thơ, thoả sức vui đùa? Hay tiếng sáo hồn nhiên, trong trẻo quá khiến lòng ông thư thái lại sau bao nhiêu lo toan trăn trở việc triều chính? Trong lòng vị hoàng đế mang một niềm vui tràn ngập, nó cũng bình dị và trong trẻo như chính cuộc sống nơi đây.

Tâm trạng ấy khiến ông thấy cảnh vật càng nên thơ:

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Trên nền xanh của đồng nội, trong cái mờ ảo của khói sương, điểm xuyết vài cánh cò trắng đang là là hạ xuống. Chao ôi, cánh đồng quê sao mà đẹp thế!

Hai câu thơ cuối với bút pháp miêu tả bằng những nét chấm phá, đã vẽ ra trước mắt người đọc cả một vùng quê yên bình và thơ mộng. Con người và cuộc sống ở đây bình dị quá, hồn hậu quá! Bức tranh cảnh vật với những nét chấm phá tài hoa của thi nhân trở nên thật có hồn: có âm thanh ngọt ngào, sâu lắng; có sắc màu tao nhã, sáng trong, có hoạt động nhẹ nhàng êm ả... Một bức tranh thôn dã được cảm nhận bằng một tâm hồn thi nhân tinh tế và nhạy cảm; hơn nữa, bằng tâm hồn của một con người thiết tha yêu làng quê, yêu cuộc sống.

Ít ai có thể nghĩ được rằng, một vị vua ở tận nơi lầu son gác tía, lại gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã như vậy. Vì thế, càng đọc kĩ bài thơ, ta càng hiểu được cái tình quê, tình người lai láng đậm đà trong tâm hồn một bậc vĩ nhân, càng thêm quý trọng và mến phục ông.

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, thật xứng đáng là một áng thơ hay, tiêu biểu cho bản sắc và tâm hồn Việt Nam.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DỪNG LM T RỐI NÃO
Xem chi tiết
Phan Tiến Nghĩa
6 tháng 1 2020 lúc 13:54

Tên tuổi nhà thơ gắn liền với những chiến công hiển hách của nhân dân trong hai cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba đánh thắng giặc Nguyên - Mông xâm lược.

Trong một số bài thơ chữ Hán của Trần Nhân Tông để lại có hai bài viết về Thiên Trường, mảnh đất "phát nghiệp đế vương " của nhà Trần: “Hạnh Thiên Trường hành cung " và "Thiên Trường vãn vọng".

Thiên Trường là một trong 12 lộ thời Trần, thuộc Sơn Nam; nay thuộc ngo thành Nam Định. Thiên Trường vốn là Thái ấp của vua chúa nhà Trần, ở đây xưa không có nhiều cung điện nguy nga tráng lệ.

"Thiên Trường vãn vọng" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (luật trắc, vần bằng). Bài thơ gợi tả cảnh xóm thôn, đồng quê vùng Thiên Trường qua cái nhìn và cảm xúc của Trần Nhân Tông, cảm xúc lắng đọng, cái nhìn man mác, bâng khuâng ôm trùm cảnh vật:

"Thôn hậu, thôn tiền, đạm tự yên,
Bán vô, bán hữu, tịch dương biên.
Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền "
Hơn 60 năm về trước, cụ Ngô Tất Tố đã dịch rất hay bài thơ này.

Hai câu thơ đầu gợi tả cảnh làng quê vùng Thiên Trường trong ánh chiều tàn. Bốn chữ "thôn Hậu thôn tiền " và "bán vô bán hữu" liên kết đôi, tạo nên sự cân xứng hài hòa về ngôn ngữ đã gợi lên cảnh xóm thôn nối tiếp gần xa, đông đúc, trù phú. Trong bóng chiều nhạt nhòa, xóm thôn "trước xóm sau thôn" phủ mờ khói như càng trở nên mơ màng, mênh mang. Khói của sương chiều. Khói lam chiều vấn vương, nhẹ bay trên những mái nhà gianh sau lũy tre làng.

Chỉ bằng 3 nét vẽ rất chọn lọc, lối tả ít mà gợi nhiều của thi pháp cổ, thi sĩ đã làm hiện lên một không gian nghệ thuật về cảnh sắc làng quê một buổi chiều tàn phủ mờ sương khói và ánh tà dương nơi yên bình, êm đềm, nên thơ. Nét vẽ thanh nhẹ. Cảnh vật bao la, tĩnh lặng. Ngoại cảnh và tâm cảnh đồng hiện. Tưởng như thi sĩ đang thả hổn mình vào cảnh vật, lặng ngắm thôn xóm quê hương gần xa không chán. So sánh "đạm tự yên " (mờ nhạt như không là một hình tượng đầy thi vị. Cả một hồn quê man mác gợi cảm):

"Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô, bán hữu tịch dương biên
(Trước xóm sau thôn tựa khói lồng,
Bóng chiêu man mác có dường không).

Hai câu cuối là cảnh sắc đồng quê rất dân dã, bình dị, thân thuộc mà đáng yêu. Trên những nẻo đường quê, đàn trâu nối đuôi nhau về thôn. Có âm thanh tiếng sáo mục đồng cất lên, âm thanh réo rắt, hồn nhiên, thanh bình của làng quê ta xưa nay. Có từng đôi, từng đôi cò trắng bay liệng, nối tiếp nhau hạ xuống đồng. Nhà thơ không nói đến màu xanh và hương lúa mà người đọc vẫn cảm nhận được. Ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ đầy gợi thanh và màu sắc, thanh tao và dào dạt sức sống. Bút pháp điểm nhãn, lấy động để tả tĩnh của tác giả được thể hiện một cách nhiều ấn tượng về bức tranh đồng quê này:

"Mục đồng địch lí ngưu quy tận"
Bạch lộ song song phi hạ điền
(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng).

Tình quê và hồn quê chan hòa, dào dạt. Thiên Trường thuở ấy, đường sá rầm rập ngựa xe, có biết bao cung điện của vua chúa, tôn thất nhà Trần, nhưng Trần Nhân rông không nói đến lầu son gác tía, bệ ngọc ngai vàng tráng lệ nguy nga, mà chỉ nói đến cảnh sắc thiên nhiên, cảnh vật đồng quê. Điều đó cho thấy tâm hồn thi sĩ giàu tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Tính bình dị, dân dã, hồn nhiên là cốt cách, là hồn thơ của ông vua anh hùng - thi sĩ này. Cảm nhận ấy càng rõ khi ta đọc bài thơ "Hạnh Thiên Trường hành cung" (Ngự chơi hành cung Thiên Trường):

" Cảnh thanh u, vật cũng thanh u,
Mười mấy châu tiên ấy một châu.
Trăm tiếng đàn chim, dàn nhạc hát,
Nghìn hàng đám quýt, đám quân hầu.
Trăng vô sự chiếu người vô sự,
Nước có thu lồng Trời có thu.
Vừa bốn bể trong, vừa bụi lặng,
Độ xưa so với độ này thua"

Cảnh buổi chiều được nói đến trong bài ''Hạnh Thiên Trường hành cung" là cảnh chiều thu, đó là điều ai cũng rõ. Trong bài "Thiên Trường vãn vọng" là cảnh chiều xuân hay chiều thu? Rất khó xác định. Ta chỉ cảm nhận được đó là một buổi chiều êm đềm, xóm thôn phủ mờ sương khói tà dương. Không gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện cho ta khẳng định: Trần Nhân Tông viết "Thiên Trường vãn vọng" sau năm 1288, khi giặc Nguyên - Mông đã bị nhân dân ta đánh bại, nước Đại Việt thanh bình, yên vui.

Bài tứ tuyệt "Thiên Trường vãn vọng" là một bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng, rất đẹp và tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao, yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Kì diệu thay, bài thơ đã vượt qua một hành trình trên bảy trăm năm, đọc lên, nó vẫn cho ta nhiều thú vị. Ta vẫn cảm thấy cánh cò trắng được nói đến trong bài thơ vẫn còn bay trong ráng chiều đồng quê, và còn chấp chới trong hồn ta. Thơ đích thực là thế!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lùn_11052006#
Xem chi tiết
Bùi Đặng Thu Trang
7 tháng 11 2018 lúc 21:11

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng 
Bóng chiều man mác có đường không 
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
 Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
 
Trần Nhân Tông là một vị vua nổi tiếng đời nhà Trần sống ở thế kỉ XIII của dân tộc. Ông là người yêu dân, yêu nước và nổi tiếng khoan hòa, êm ái. Dưới triều đại của mình, ông chẳng những đã đoàn kết được tướng sĩ, nhân dân đánh thắng giặc Mông - Nguyên mà còn xây dựng cho nhân dân đời sống ấm no, yên ổn. Sau khi rời ngai vàng, ông lên núi Yên Tử tĩnh tu và được tôn là tổ sư của thiền phái Trúc Lâm... Tương truyền rằng sau khi lãnh đạo dân ta chống giặc Mông - Nguyên thắng lợi, đất nước trở lại yên bình, nhân dịp thăm quê cũ ở Thiên Trường, vua Trần Nhân Tông đả tức cảnh sinh tình mà viết nên “Thiên Trường vãn vọng”. Bài thơ được viết theo thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, âm điệu bài thơ nhẹ nhàng, hài hòa, thanh thoát.
 
Phủ Thiên Trường, Nam Định vốn là quê cù của nhà Trần. Đó là một miền quê yên ả, thanh bình. Trong bài thơ, tác giả đã vẽ lên một bức tranh thôn dã vào lúc chiều tả, hoàng hôn đang kéo đến:
 
"Trước xóm sau thôn tựa khói lồng 
Bóng chiều man mác có dường không"
 
Trong nguyên văn chữ Hán, cụm từ bán vô bán hữu nghĩa là nửa như có nửa như không gợi phong cảnh mờ ảo; vừa như có lại như không; vừa thực lại vừa hư. Quang cảnh gợi lên ở đây là làng xóm đang mờ trong sương khói. Thôn xóm, nhà tranh, làng quê nối nhau, san sát, sum vầy phía trước, phía sau, khói phủ nhạt nhòa, mờ tỏ, nửa như có, nửa như không. Khói tỏa ra từ đâu vậy? Phải chăng, đây chính là khói bếp nhà tranh và lớp sương chiều làng đang hòa quyện với nhau thành một làn sương - khói trắng mờ, êm dịu bay nhẹ nhàng khiến người ta cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có lúc không? Tâm hồn người lâng lâng bởi cảnh hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy xóm làng thanh bình, êm ả đến? Cảnh tượng trong hai cảu thơ đầu trầm lặng làm sao! Cảnh có nét thực nhưng lại có nét ảo. Chính điều này tạo lên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo của câu thơ.
 
Đến hai câu sau đã có sự xao động trong cảnh vật:
 
" Mục đồng sáo vẳng trâu về hết 
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng".
 
Cách nơi nhà vua đứng không xa, mấy chú bé chăn trâu đang lùa trâu về làng, vừa ngồi trên lưng trâu vừa thổi sáo. Tiếng sáo vi vu, văng vẳng, cất lên làm xao động lòng người. Xa xa, trên cánh đồng lúa, mấy cánh cò trắng đang từng đôi một sà xuống như muốn tìm mồi hay định nghỉ ngơi! Người, vật, đồng ruộng, màu sắc, âm thanh..., tất cả đã hòa nhập với nhau để vẽ non bức tranh quê hương thanh bình, êm vắng mà thật có hồn.
 
Qua bức tranh được miêu tả, có thể nhận thấy cảnh tượng nhìn từ phủ Thiên Trường thật nên thơ. Đứng trước cảnh thiên nhiên ấy, tác giả như chìm đắm say sưa trong cảnh vật. Ngắm nhìn, thưởng thức nét đẹp của xóm thôn mà vui mừng với cuộc sống không vướng bận binh đao.
 
Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh dược nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.
 
"Thiên Trường vãn vọng" (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) của Trần Nhân Tông là một bức tranh phong cảnh làng quê xinh xắn. Nó đã gợi được cái hồn, cái cốt của làng quê Việt Nam. Bài thơ phảng phất chất thiền thể hiện tâm hồn sâu lắng, thanh cao của bậc vua hiền tài nhân ái Trần Nhân Tông.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
21 tháng 11 2023 lúc 21:51

- Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần Khâm, con đầu của vua Trần Thánh Tông. Sau khi lên ngôi, ông tỏ ra là một vị vua nổi tiếng khoan hòa, nhân ái và yêu nước. Ông đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi vẻ vang (1285, 1288).

Vốn theo đạo Phật và là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm theo hướng Việt Nam hóa đạo Phật, cuối đời, vào năm 1298, ông đi tu và trụ trì ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay). Vua Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của đời Trần.

Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ta được ông sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là cung Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các vua thường có thơ lưu lại, nay còn giữ được vài bài, trong đó có bài này. Bài thơ gợi được cái hồn, cái cốt của làng quê Việt Nam. Bài thơ phảng phất chất thiền thể hiện tâm hồn sâu lắng, thanh cao của bậc vua hiền tài nhân ái Trần Nhân Tông.

Bình luận (0)
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Linh Phương
1 tháng 10 2016 lúc 19:13

     Quê hương là nơi bắt nguồn cuộc sống của chúng ta là nơi có những người luôn sẵn sàng giúp đỡ bảo vệ động viên chúng ta. Tôi yêu quê hương không chỉ nó đẹp mà nó còn mang đậm tình người với những câu chuyện cổ tích của bà. Với tiếng cười nói của trẻ thơ. Là nơi tôi có những kỉ niệm cùng với những đứa bạn. Cùng thả diều chơi những trò chơi dân gian. Quê hương là nơi mỗi khi tôi đi xa tôi nhớ về. Cũng là nơi cho tôi nguồn động lực để tiếp tục bước đi. Quê hương là con đường làng thân thuộc với mái đình và lũy tre. Là nơi gắn những đôi trai tài gái sắc với nhau. Quê hương tôi đẹp lắm, không phải đẹp vì tên gọi của nó mà nó đẹp bởi bên trong con người và phẩm chất cao quý.

Chúc bạn học tốt!hihi

Bình luận (1)
Nguyễn Trần Thành Đạt
1 tháng 10 2016 lúc 21:20

"Quê hương là con diều biếc, tuổi thơ con thả trên đồng, quê hương là con đò nhỏ, êm đềm liễu rủ màn tre" là những câu thơ nói về quê hương. Quê hương là một nơi mà con người sinh ra, lớn lên và gắn bó với nọ, có thể nói quê hương là nơi sinh ra tình cảm của con người. 

Bình luận (0)
Lê Dung
1 tháng 10 2016 lúc 19:13
Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần Khâm, con đầu của vua Trần Thánh Tông. Sau khi lên ngôi, ông tỏ ra là một vị vua nổi tiếng khoan hòa, nhân ái và yêu nước. Ông đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi vẻ vang (1285, 1288). Vốn theo đạo Phật và là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm theo hướng Việt Nam hóa đạo Phật, cuối đời, vào năm 1298, ông đi tu và trụ trì ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay). Vua Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của đời Trần. 

Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ta được ông sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là cung Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các vua thường có thơ lưu lại, nay còn giữ được vài bài, trong đó có bài này. Ngày tháng sáng tác không thấy ghi cụ thể nhưng chắc chắn bài thơ ra đời sau chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ ba không lâu, vào giai đoạn cuộc sống yên lành của nhân dân đang được khôi phục lại (nghĩa là vào khoảng những năm 90 của thế kỉ XIII).

Phiên âm chữ Hán: Thiên Trường vãn vọng
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền. Dịch nghĩa: Buổi chiều ở phủ Thiên Trường trông ra
Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ,
Cảnh vật bóng chiều chập chờn nửa như có nửa như không.
Mục đồng lùa trâu về nhà tiếng sáo véo von 
Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng. Dịch thơ: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng 
Bóng chiều man mác có dường không 
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết 
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
(Ngô Tất Tố dịch) Bài thơ tả cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường. Đây là khung cảnh một vùng quê tĩnh lặng như muôn vàn cảnh quê khác lúc chiều buông. Chỉ đếm được vài đường nét: mấy mái nhà tranh thấp thoáng trong làn sương mờ mờ như khói; dăm trẻ mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo, dẫn trâu về chuồng; vài đôi cò trắng chao nghiêng cánh chấp chới liệng xuống đồng… Hai câu thơ đầu: Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
(Trước xóm, sau thôn tựa khói lồng,
Bóng chiều man mác có dường không). Đây là cảnh hoàng hôn, sự vật trước xóm, sau thôn chìm dần vào màn sương đang từ từ buông xuống, hòa lẫn với những làn khói tỏa ra từ mái bếp. Trong bóng chiều man mác, mọi vật thấp thoáng ẩn hiện, dường như có, dường như không. Bức tranh quê với những sắc màu quen thuộc của ánh tà dương vàng còn rớt lại trên ngọn tre, của sương tím, cò trắng, lúa xanh… chỗ đậm, chỗ nhạt cùng tiếng sáo véo von gợi cảm giác về một cuộc sống thanh bình đã trở lại sau bao năm binh lửa. Hình ảnh trong bài thơ không có gì đặc biệt, rất giản dị, bình thường nhưng lại gây xúc động lạ lùng. Tại sao như vậy? Bởi dân ta đã phải đổ xương máu, phải chịu bao đau thương, tang tóc mới giành lại được cuộc sống yên ấm từ tay lũ giặc dữ xâm lược. Hai câu thơ cuối: Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết 
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng). 

Nhà thơ đã lựa chọn được hai hình ảnh tiêu biểu cho cảnh đồng quê lúc chiều về : trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trầu về chuồng và cò trắng từng đôi sà xuống cánh đồng đã vắng bóng người.

 

Lời thơ không đơn thuần là kể và tả mà nó còn biểu hiện một xúc cảm kì lạ và một niềm vui đang xốn xang, rạo rực trong lòng nhà thơ. Ngắm đàn trâu no căng đang chậm rãi nối đuôi nhau về làng, trên lưng vắt vẻo mấy chú mục đồng ung dung thổi sáo; phóng tầm mắt ra xa (vọng), thấy trên thảm lúa xanh, dăm ba cánh cò trắng muốt đang chao liệng, thử hỏi lòng nào không xao xuyến, bâng khuâng, không dạt dào yêu mến?!

Cảnh tượng buổi chiều ở nông thôn được tác giả phác họa rất đơn sơ nhưng vẫn đậm đà sắc quê, hồn quê. Điều đó chứng tỏ tác giả là vị vua xuất thân từ nông dân, đã cùng lăn lộn, cùng vào sinh ra tử với dân để đánh đuổi ngoại xâm, giành lại cho đất nước cảnh sống thanh bình. Dù có địa vị tối cao nhưng tâm hồn nhà vua – thi sĩ vẫn gắn bó máu thịt với quê hương và dân chúng. Bài thơ tuy ngắn nhưng nó xứng đáng là thơ của mọi thời bởi cho dù mấy trăm năm đã trôi qua mà sức mạnh rung cảm và chinh phục lòng người của nó vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu.
Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 6 2018 lúc 15:53

Đáp án: A

Bình luận (0)
kobiktenj
Xem chi tiết